Tuesday, July 16, 2024

khoái lạc?


 chắc không nhiều bài hát có thể chạm được đến tôi đến độ như "because you love me" của Kaz Hawkins. đến mức mà nhiều khoảng thời gian tôi không dám nghe, những lúc cần phải đóng gói mọi thứ vào để làm những việc cần làm, và cả những lúc vết thương trở nên đau đớn không chịu đựng nổi. nhưng có những lúc như lúc này, chỉ muốn đắm mình vào đấy, để tận hưởng cái thứ sến sẩm gọi là khoái lạc của u sầu...

nhu cầu của mỗi một con người thật khác nhau, khác hơn rất nhiều so với tôi tưởng tượng. chính vào lúc tôi nghĩ mình gần như đã hiểu được hết, thì hóa ra tôi lại chẳng biết gì, lại gặp những chuyện, những người khác hoàn toàn với hình dung của tôi. ngay cả những người đã thân thuộc từ rất lâu, cũng bỗng nhiên khoác một diện mạo, và bộc lộ những bản tính, những tình cảm, khiến cho tôi thậm chí có lúc đã choáng váng, và thậm chí suy sụp...

"cái người ta thường gọi là một thực tại, không phải là hiện thực đúng như nó xuất hiện với một trực quan trực tiếp [intuition immédiate], mà là sự phù hợp của cái thực tồn đối với lợi ích thực tế và đòi hỏi của đời sống xã hội"

"sai lầm của nó không phải ở việc đánh giá quá cao sự thường nghiệm, mà tại đã thay thế cho kinh nghiệm chính công bằng kinh nghiệm phát sinh bởi tinh thần tiếp xúc trực tiếp với đối vật của nó một thứ kinh nghiệm rời rạc và chắc chắn đã biến tính, một thức kinh nghiệm bao giờ cũng đã được thu xếp để hết sức dễ dàng cho hành động và ngôn ngữ. Chính việc chia nhỏ cái thực tồn thành các bộ phận đã được thực hiện vì những đòi hỏi của đời sống thực tế, nên nó đã không theo đúng đường nết bên trong cấu trúc của các sự vật"

"thuyết duy lý khám phá và làm nổi bật lên những khó khăn mà thuyết duy nghiệm đã lờ đi... và nó chỉ cố gắng tổng hợp các hiện tượng ấy lại, nhưng tổng hợp này vì không phải đã có được trong một trực quan, nên nhất thiết sẽ luôn luôn mang một tính cách tự tiện"

(vật chất và kí ức -H.B)

bên cạnh khoái lạc của u sầu, một thứ khoái lạc không vuốt ve ta nhiều đến thế, nhưng mỗi lúc một ít, bồi đắp cho cái tinh thần ta mỗi khi nó rệu rã, mỏi mệt và muốn buông xuôi, ấy là thứ khoái lạc đến từ tri thức, không phải tri thức khoa học, và cũng không phải thứ tri thức đứng im đã chết, nó là cái khoảnh khắc sau những vật vã của kiếm tìm những màu sắc vô nghĩa của cuộc sống thì bỗng gặp được một cái gì đó (dĩ nhiên là không bao giờ dễ dàng) giống như ánh sáng chiếu rọi vào sâu bên trong, mặc dù cũng chẳng thể xua hết mọi tăm tối, nhưng ít nhất, đó là một dấu hiệu, để nhận biết rằng, muốn tồn tại, thì không thể cứ đứng im mà chờ đợi?

No comments:

Post a Comment

tin

 có lẽ người ta ứng xử kỳ lạ như thế là vì người ta không tin tôi, hoặc có thể vì người ta không tin chính bản thân mình. nhưng một điều đơn...